Như chúng ta đã biết, từ 1/7, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sẽ chính thức có hiệu lực. Vào thời điểm này, giá bán của nhiều dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) sẽ thay đổi đáng kể do mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên các dòng xe này được chia theo dung tích động cơ.
Theo đó, những mẫu xe có động cơ dung tích lớn thì thuế TTĐB chắc chắn sẽ tăng mạnh. Cụ thể, những xe có dung tích xi-lanh từ 2.5L - 3L tăng từ 50% lên 55% cho; xe có dung tích từ 3L- 4L; từ 4L - 5L; từ 5L - dưới 6L có thuế tương ứng là 90%, 110% và 130%. Đặc biệt, các dòng xe có dung tích từ 6L trở lên sẽ bị đánh thuế tới 150%.
Với mức thuế này, xe ô tô các thương hiệu như Audi, BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Land Rover, Porsche,… đều phải đối mặt với việc phải tăng giá một loạt các dòng sản phẩm của mình. Các dòng xe thuộc phân khúc bị áp thuế sẽ phải tăng ít nhất vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Đó là chưa kể đến các dòng xe sang và siêu xe thể thao như Rolls-Royce, Lamborghini, Ferarri, Bentley sử dụng các động cơ dung tích lớn và vốn đã rất đắt đỏ sẽ có mức tăng giá lên tới vài chục tỷ đồng sau khi áp biểu thuế mới.
Trong tháng 6, thị trường nhập khẩu xe nguyên chiếc diễn ra rất nhộn nhịp. Lượng xe nhập khẩu vào thị trường Việt tăng mạnh về số lượng và cả về trị giá. Đáng kể, chưa bao giờ thị trường Việt lại đón nhận nhiều dòng xe sang, siêu sang và siêu xe thể thao dồn dập được đưa về Việt Nam đến thế.
" alt=""/>Siêu xe dồn về Việt Nam trước giờ 'G' để tránh tăng thuếHơn 100.000 nhân viên của Toshiba đang sống tại Nhật Bản, một vài trong số này làm việc trong các ngành quan trọng. Toshiba đang rút khỏi lĩnh vực xây dựng hạt nhân, nguyên nhân gốc rễ dẫn đến khủng hoảng tài chính hiện tại. Công ty con Westinghouse Electric tại Mỹ đã phải nộp đơn xin phá sản tháng trước và thậm chí còn bị xóa tên khỏi danh sách công ty.
Dù vậy, Toshiba vẫn còn mảng kinh doanh nguyên tử quan trọng tại Nhật Bản. Họ đã ngừng hoạt động tại nhà máy Fukushima Daiichi, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp năm 2011.
Và, chính phủ Nhật Bản có truyền thống nhập cuộc để cứu các công ty lớn đang gặp khó khăn. Kazunori Ito, một nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Ibbotson Associates Japan, nhận xét Toshiba quá quan trọng để chính phủ có thể bỏ rơi họ.
Toshiba vẫn đang trong tình thế bấp bênh. Một nguy cơ là ngân hàng ngừng hỗ trợ công ty song những người cho vay cho đến nay dường như sẵn sàng tìm ra một giải pháp thay vì mạo hiểm đánh mất tất cả khi Toshiba sụp đổ.
" alt=""/>Toshiba quá to lớn, vì thế Nhật Bản không thể để công ty sụp đổ?Như ICTnews đã thông tin, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, ngày 11/4/2017, “Diễn đàn cách mạng công nghiệp lần thứ tư” sẽ được Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, với sự tham gia của các bộ, ban, ngành, các chuyên gia nước ngoài như UNDP Việt Nam, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tập đoàn UPS (Mỹ), Hiệp hội Cloud Computing châu Á và một số tập đoàn trong nước và quốc tế.
"Kinh tế chia sẻ" là 1 trong 5 chủ đề được Bộ Công Thương lựa chọn để tổ chức các phiên thảo luận chuyên đề chuyên sâu trong khuôn khổ Diễn đàn này, bên cạnh 4 chủ đề khác là: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất và dịch vụ; Kết nối chuỗi cung ứng trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư; IoT và việc hình thành các xã hội mới; Những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đề cập đến chủ đề "Kinh tế chia sẻ", Bộ Công Thương cho hay, với sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông, CNTT, sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đang và sẽ là xu hướng tất yếu. Hiện nay, TMĐT là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng của lĩnh vực thương mại, theo kết quả khảo sát năm 2016 của Cục TMĐT và CNTT, giá trị mua hàng trực tuyến của một người Việt trong năm ước tính đạt khoảng 170 USD và doanh số thu từ TMĐT B2C đạt khoảng 5 tỷ USD, chiếm 3% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.
Liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và môi trường điện tử ngày càng dễ dàng, các ứng dụng CNTT qua các thiết bị di động và các dịch vụ TMĐT đã khiến việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn. Do đó, mô hình “Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy)” - mô hình thị trường kết hợp sở hữu và chia sẻ dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia, là sự kết nối chia sẻ hàng hóa, dịch vụ giữa bên muốn khai thác tài sản chưa dùng đến (tài sản vô hình hoặc hữu hình) và bên muốn tiêu dùng chúng; sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa của nhau như nhà cửa, xe cộ và vật dụng thay vì phải chi phí đầu tư mới cho việc mua sắm, sở hữu tài sản đó.
Đa phần ở mô hình kinh tế chia sẻ, trang web đóng vai trò là cầu nối thông tin, xác nhận danh tính của người mua và bán (qua các phương thức như Facebook, số điện thoại, email, bình luận chia sẻ…), giữ tiền đặt cọc của giao dịch và chuyển tiền sau khi giao dịch đã được xác nhận hoàn thành bởi hai bên.
" alt=""/>Thách thức trong quản lý Uber, Grab, Airbnb... sẽ được thảo luận tại Diễn đàn CMCN 4.0